Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG CHUNG TÌNH NHẤT THẾ GIỚI ( Sưu tầm )


Rất nhiều nhà văn , nhà thơ , họa sĩ ,chính trị gia được cả thế giới biết đến và ca ngợi họ như những thần tượng . Họ nổi tiếng không chỉ bởi tài năng kiệt xuất cùng với những tác phẩm sống mãi với thời gian, mà còn bởi sự chung tình của họ .... Đenxixi đã sưu tầm và xin giới thiệu dưới đây với bà con ,cô, bác ,anh ,chị ,em ...... một số người Đàn ông chung tình nhất thế giới :

1. Các Mác (1818-1883).

Ông cất tiếng khóc chào đời tại thành phố Tơ-ve-rơ , thuộc khu vực sông Rai-nơ nước Đức. Ngay từ thưở thiếu thời, Mác đã dành cho cô bạn hàng xóm hơn mình 4 tuổi là Gien-ny Phôn-vét-pha-len những tình cảm đặc biệt . Năm Mác tròn 18 tuổi , rất khỏe mạnh , Gien-ny 22 tuổi , tuyệt đẹp , hai người đã đính hôn với nhau , mặc cho sự cấm đoán , đe dọa của gia đình Gien-ny. Trong suốt thời gian sau đó , Mác liên tục tặng Gien-ny những bài thơ tình cất lên từ sự rung động của trái tim mình , nhiều bài thơ trở thành kiệt tác .Ba năm sau , Gien -ny đã nhận được 3 tập thơ tình do Mác viết tặng. Sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ năm 24 tuổi , năm 1843 Mác và Gien-ny cưới nhau .
Suốt những năm tháng sau này , dù ở Đức ,Pháp,Bỉ,Anh....nhiều lần bị chính quyền các nước trục xuất, theo dõi, đe dọa , Mác vẫn một mực thương yêu, chăm sóc và mang vợ con theo mình trong suốt cuộc hành trình 38 năm trên con đường cách mạng vô sản. Năm 1881 , Gien-ny qua đời để lại cho Mác sự nhớ thương vô hạn , một nỗi đau lớn về tinh thần . Hai năm sau đó Mác qua đời .

2. Các-Vinhem (1776-1835).

Ông là một nhà thơ, chính trị gia kiệt xuất của nước Đức sau thời kỳ Phục hưng . Năm 1791 , ông kết hôn với Carolin von Datcodu. Trong suốt gần 40 năm chung sống bên nhau , cả 2 người vô cùng hạnh phúc , ông dành cho vợ tất cả sự thương yêu và không ngày nào không viết tặng vợ  một bài thơ tình . Sau khi bà Carolin mất năm 1829, ông vẫn tiếp tục làm thơ tình để mỗi sớm mai thức dậy , ông lại nghiêng mình xót thương đặt lên mộ vợ và đọc thơ bằng tất cả trái tim mình , suốt 6 năm như vậy cho tới khi ông từ giã cõi đời.

3. Mác-Tuên (1835-1910).

Ông là một nhà văn trào phúng nổi tiếng của Mỹ và cả thế giới . Với tâm trạng tràn đầy hạnh phúc trong lễ cưới của ông với cô người yêu xinh đẹp , cũng là một đọc giả cuồng nhiệt tên là Olivia Lenđơ , ông đã sung sướng thốt lên : " Nàng là viên ngọc hoàn hảo nhất của nữ giới mà đời tôi được biết" . Vì vậy ông luôn dành mọi tình thương yêu và  sự chăm sóc , cũng như lấy hình ảnh của vợ làm nhân vật chính cho nhiều tác phẩm - nhiều trong số những tác phẩm đó đã trở thành kiệt tác . Nhưng hạnh phúc không trọn vẹn với ông khi người vợ yêu thương qua đời vì một căn bệnh hiểm nghèo . Ông đau đớn và suy sụp . Rất nhiều ngày ông ngồi lặng lẽ bên mộ vợ cùng với dòng chữ : " Thượng đế có thể nhân từ với nàng không , ôi nguồn hạnh phúc mến yêu muôn thưở của tôi". Cuối cùng ,không chịu nổi sự thiếu vắng trong ngôi nhà đầy ắp tình yêu thương và tràn trề hạnh phúc  của 2 người , ông đã chạy trốn khỏi Niu-Yooc.

4. Rômanh-Garây (1914-1980).

Ông là nhà văn Pháp nổi tiếng với khá nhiều vở kịch của mình, ông đã yêu thương và cưới một nữ diễn viên xinh đẹp, giỏi giang . Năm 1979 vợ ông tự tử do bế tắc về một số việc cá nhân. Sau khi người vợ qua đời, ông cảm thấy cuộc đời mình trở nên thừa thãi và vô nghĩa . Tháng 12 năm 1980, sau nhiều năm sống dật dờ như kẻ mất hồn , ông đã dùng súng tự kết liễu đời mình.

5. Ê-Tuốt-Dang (1681-1765).

Ông là một nhà thơ được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ nước Anh vừa hoàn thành cách mạng tư sản và đang tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp với rất nhiều sự nhiễu nhương và phức tạp của xã hội . Mặc dù là một chàng trai con nhà lành , chưa vợ nhưng ông vẫn quyết định lấy  bà Elizabet - một phụ nữ góa chồng đã có 2 con  làm vợ , mặc cho búa rìu dư luận và giới trẻ Anh  kịch liệt phê phán. Suốt 10 năm chung sống hạnh phúc , ông coi con riêng của vợ như con đẻ của mình, chăm sóc vợ chu đáo , tận tụy . Nhưng do số phận run rủi , cả 3 mẹ con Elizabet qua đời để lại cho Dang một sự hụt hẫng và một nỗi đau không thể khỏa lấp được . Trong
nhiều ngày dằn vặt cùng những kỷ niệm ngọt ngào với vợ con mình , ông đã cho ra đời trường ca bất hủ " Đêm trường". Với kiệt tác này , tên tuổi ông được sánh ngang hàng với những thi sĩ xuất sắc nhất Châu Âu thời bấy giờ.Nhưng danh vọng , vinh danh và sự ca tụng , ái mộ của mọi người không làm nguôi ngoai nỗi đau đớn trong lòng ông. Nỗi xót thương về người vợ quá cố đã khiến ông bỏ viết và sống ẩn dật đến lúc qua đời .

6. Phêđô-Đôtxtôiepxki (1821-1881).

Ông là một văn hào Nga , Tên tuổi của ông lẫy lừng , nhưng lại bất hạnh trong tình duyên. Khi người vợ thứ nhất bị bệnh lao qua đời , rất lâu sau đó ông mới kết hôn với Anna Grigoniepna- người thiếu nữ kém ông rất nhiều tuổi -từ lâu đã thầm yêu trộm nhớ và luôn ở bên cạnh suốt những tháng ngày ông đau đớn , dằn vặt và suy sụp vì sự ra đi vội vã của người vợ trước . Ông đã dồn tất cả tình yêu thương cho Anna. Trước lúc lâm chung, ông nhìn thật lâu với đôi mắt đắm đuối dành cho người vợ trẻ, rồi cho gọi các con tới để trăng trối. Ông nhắc nhở chúng phải kính yêu, phụng dưỡng và nghe lời mẹ . Lời trăng trối cuối cùng bật lên từ trái tim ông dành cho người vợ trẻ:" Anna , em hãy nhớ rằng bao giờ anh cũng rất yêu em và không bao giờ phản bội em, ngay cả trong ý nghĩ ".

7. Gabrien-Rôxêti (1828-1882).

Ông là một họa sĩ ,nhà thơ theo trường phái lãng mạn rất nổi tiếng của Anh . Khi người vợ yêu quí của ông qua đời năm 1862, ông như một kẻ điên loạn và không sáng tác được nữa. Đau đớn đã làm ông quẫn trí, chôn theo vợ hộp đựng tập bản thảo duy nhất của mình viết dành tặng vợ khi còn sống. Sau khi bạn bè và rất nhiều người thân yêu của ông khuyên nhủ, lúc cải táng vợ xong ,ông mới cho đào tập thơ lên và xuất bản . Ngay lập tức , tập thơ của ông được đánh giá là một kiệt tác và tên tuổi của ông trở nên rạng rỡ trên văn đàn.